Theo bảng tiêu chuẩn 4C của G.I.A, màu sắc (color) của kim cương tự nhiên đóng một vai trò không kém phần quan trọng bên cạnh 3C còn lại (carat weight – clarity – cut) để đánh giá chất lượng tổng thể của một viên kim cương.

Color (màu sắc) trong 4C là gì?

Màu sắc của kim cương tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong bảng tiêu chuẩn 4C của GIA để đánh giá về chất lượng tổng thể của kim cương, bên cạnh các yếu tố khác như độ tinh khiết (clarity), vết cắt (cut) và cân nặng carat (carat weight).

Trong bảng đo màu sắc, phần lớn kim cương nằm trong dải màu từ không màu (đôi khi được gọi là trắng – colorless diamond) đến gần không màu, và sau đó chuyển sang màu ám vàng hoặc hơi ám nâu.

 

Màu kim cương phổ biến được phân loại dựa trên mức độ trắng hoặc không màu. Viện Đá Quý Hoa Kỳ (GIA) đã sắp xếp các biến thể khác nhau về màu sắc trong quá trình hình thành kim cương tự nhiên thành một bảng phân loại màu chuẩn được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Bảng màu kim cương tự nhiên trong chứng nhận kim cương GIA được đánh thứ tự giảm dần từ D tới Z.  D là giá trị cao nhất là loại kim cương không màu (colorless) và Z là loại kim cương có giá trị thấp nhất trong bảng màu với ánh vàng hoặc ánh nâu.

Kim cương không màu được phân loại bằng các chữ cái D, E và F trong bảng màu sắc kim cương GIA. Các cấp màu phổ biến nhất mà người tiêu dùng kim cương gặp phải chạy từ cấp màu G đến cấp màu M.

Những viên kim cương có màu hơi ánh vàng hoặc hơi ánh nâu nhận được các cấp màu K, L hoặc M. Các cấp màu N, O, P, Q và R đại diện cho đá có sắc độ vàng nhạt dần dần, trong khi các cấp từ S đến Z đại diện cho kim cương có màu ngày càng ố vàng hoặc ố nâu.

Khi kim cương có màu sắc rõ rệt và thực sự sống động, chẳng hạn như kim cương vàng “hoàng yến” , kim cương đen huyền bí, kim cương đỏ quyến rũ hoặc kim cương hồng nhẹ nhàng, chúng được định nghĩa là Kim cương có màu lạ mắt (Fancy Diamonds). Ở đây, thang màu theo thứ tự bảng chữ cái không áp dụng và chúng thường được mô tả theo màu sắc và cường độ của màu sắc kim cương.

Các lưu ý khác khi cần cân nhắc về màu sắc của kim cương

Màu sắc của một viên kim cương có thể thấy rõ hơn ở những viên có trọng lượng lớn. Vậy nên, nếu bạn muốn mua một viên kim cương dưới 1 carat,  bạn nên xem xét chọn viên màu I, J, K. Nếu hơn 1 carat, bạn nên sử dụng kim cương cấp màu H hoặc cao hơn.

Một số viên kim cương có hình dạng lạ mắt che giấu màu sắc tốt hơn những viên khác và có thể có giá thấp hơn 25% so với một viên cắt dạng tròn. Bạn cũng nên cân nhắc màu sắc của kim loại quý trong thiết kế để tôn màu cho viên kim cương.

Ví dụ, màu vàng vàng (yellow gold) tạo ra ánh sáng ấm áp và trông kim cương rất đẹp mắt nhất với viên kim cương có thang màu thấp vì sẽ làm cho viên kim cương trông trông không màu hơn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, những viên kim cương nước màu G, H, I sẽ trông như viên kim cương nước màu D, E, F khi đi với vàng vàng.

Bạch kim hay vàng trắng sẽ làm cho viên kim cương chất lượng cao gần như không màu thể hiện được hết vẻ đẹp của nó so với vàng vàng, thích hợp để phô hết vẻ đẹp của viên kim cương màu nước D, E, F.

Tóm tắt bảng phân loại màu kim cương của GIA

  • Nhóm màu D, E, F: Kim cương không màu. Đây là loại kim cương sang trọng hiếm có và đạt chất lượng cao nhất trong bảng phân loại này với vẻ đẹp băng giá tinh khiết nhất. Trong đó, màu D hoàn hảo nhất, còn E-F có một chút ánh sáng nhẹ so với D nhưng không thể phân biệt bằng mắt thường.
  • Nhóm màu G, H, I, J – Kim cương gần như không màu. Không có màu sắc rõ ràng, là nhóm màu có chất lượng tốt.
  • Nhóm màu K, L, M – Nhóm có màu nhẹ. Đây là nhóm kim cương có giá thân thiện với ngân sách, thường có màu vàng hoặc nâu nhẹ có thể phân biệt bằng mắt thường
  • Nhóm N – Z: màu vàng hoặc nâu. Kim cương thuộc nhóm này có màu vàng ấm dễ nhận biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.